Hội chùa hương vào ngày nào trong năm luôn là câu hỏi được quan tâm rất nhiều cho những ai có ý định đi lễ, hay đi tham quan tại khu di tích này.
Chùa Hương từ lâu được biết đến là một trong những điểm hấp dẫn để du xuân, thưởng ngoạn, ngắm cảnh với “Nam Thiên đệ nhất động”. Ngôi chùa nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Theo thường lệ, chùa Hương chính thức khai hội vào ngày mùng 6 tháng Giêng âm lịch đến hết tháng 3 âm lịch.
>>> Tham khảo thêm: Thuê xe du lịch 16 chỗ đi Chùa Hương uy tín, giá rẻ số 1 tại Hà Nội
Về phần hội, đông nhất là từ ngày mùng 6 tháng giêng đến giữa tháng 2 âm lịch. Vào những ngày hội diễn ra, chùa Hương tấp nập vào ra hàng trăm thuyền. Nét độc đáo của hội chùa Hương là thú vui ngồi thuyền vãng cảnh lạc vào non tiên cõi Phật. Chính vì vậy, nói đến chùa Hương là nghĩ đến con đò - một dạng của văn hóa thuyền của cư dân Việt ngay từ thuở xa xưa. Và đến nay ngày hội bơi thuyền ở chùa Hương luôn tạo cảm hứng mãnh liệt cho người đi hội.
Rời con thuyền, giã từ sông nước, con người được hòa nhập vào núi vãn cảnh chùa chiền và bắt đầu hành trình mới-hành trình leo núi. Leo núi chơi hang, chơi động. Cuộc leo núi tạo ra trong con người tâm lý kỳ vọng, muốn vươn lên đến cái đẹp. Và sự kỳ vọng cái đẹp hẳn sẽ làm cho con người thêm phần sảng khoái tin yêu cuộc đời này hơn. Đường núi từ chùa Ngoài vào chùa Trong những ngày chính hội lúc nào cũng tấp nập.
Trong không khí linh thiêng của ngày hội. Ở bất cứ chỗ nào như sân chùa, sân nhà tổ, hình thức hát chèo đò đều được thực hiện. Các vãi có giọng hay đứng dậy làm động tác chèo đò và hát những đoạn văn trên sáu dưới tám liên quan đến tích nhà Phật. Đây là một sinh hoạt rất được các vãi hâm mộ.
Có thể thấy, trẩy hội chùa Hương không chỉ dừng lại ở chốn Phật đài hay bầu trời-cảnh bụt, mà trước hết là do ở sự tiếp xúc-hòa nhập huyền diệu giữa con người trước thiên nhiên cao rộng. Đó là vẻ đẹp lung linh của sông nước, bao la của đất trời, sâu lắng của núi rừng, huyền bí của hang động…Và dường như đất trời, sông núi đẹp hơn nhờ tài sáng tạo hình tượng - trí tưởng tượng và lòng nhân ái của con người.
Trẩy hội chùa Hương là hành động giải tỏa hòa hợp giữa thực và mơ, tiên và tục. Thực là nền tảng, mơ là uất vọng, trên cái nền mùa xuân tươi sáng mà con người Việt Nam chất phác, nhân ái thuở xưa cảm nhận hành động và trao truyền.
Chùa Hương là một nơi linh thiêng hòa nhập với khung cảnh nên thơ, hữu tình có thể làm nức lòng bất cứ ai từng đặt chân tới đây. Cùng đến chùa Hương vào dịp lễ hội để cảm nhận không khí rất riêng, rất khác này của chùa Hương bạn nhé.
>>> Xem thêm tour du lich Hà Nội - chùa Hương 1 ngày cùng Cattour
Các bài viết liên quan:
Lễ hội chùa Hương kéo dài bao lâu bắt đầu từ ngày mở hội?
Tìm hiểu về giá vé chùa Hương năm 2018
Phương Trần / Cattour.vn - Ảnh: Internet
Xem thêm: chùa Hương hội chùa Hương hội chùa Hương diễn ra ngày nào
Chùa Hương thuộc tỉnh nào, nghệ thuật và kiến trúc chùa Hương có gì đặc biệt mà lại có sức hấp dẫn vô cùng lớn với khách du lịch để tìm hiểu kiến trúc cổ Việt Nam.
các chùa ở chùa Hương và những câu chuyện lịch sử về sự hình thành cũng như lối kiến trúc độc đáo luôn là sự thu hút với những người đam mê tìm hiểu văn hóa Việt.
Chùa Hương gồm những chùa nào trong quần thể thắng cảnh chùa Hương là câu hỏi của nhiều du khách khi muốn đi hành hương lễ Phật tại đây. Chùa Hương hay còn gọi là chùa Hương Tích, là một trong những ngôi chùa nổi tiếng bậc nhất miền Bắc bởi vị trí tọa lạc nơi non nước hữu tình với cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp.
Chùa Hương Hà Nội - không khí mùa lễ hội rất đặc trưng tạo nên một nét thú vị mà khách thập phương vô cùng thích thú khi đi trẩy hội.
Chùa Hương hay còn gọi là chùa Hương Tích, là một trong những ngôi chùa nổi tiếng bậc nhất miền Bắc bởi vị trí tọa lạc nơi non nước hữu tình với cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp. Chùa Hương cũng là ngôi chùa mang đậm giá trị tâm linh thiêng liêng của người Việt.
Đi chùa Hương sắm lễ như thế nào mới là đúng và đủ tại các động, các ban thờ luôn là đề tài được tranh luận nhiều mỗi dịp đầu năm người người đi trẩy hội.